Để có một bể cá thành công thì sự ổn định và phù hợp của các chỉ số hóa học trong nước là vô cùng quan trọng.
Việc phân tích và hiểu các chỉ số sẽ đem lại một cái nhìn hữu ích về tín hiệu sức khỏe của bể thủy sinh.
- Amoniac:
Tại sao Amoniac lại là chỉ số quan trọng nhất đối với bể thủy sinh?
Amoniac dù ở nồng độ thấp cũng gây nên tình trạng cá bị stress nặng, khiến cho cá sức đề kháng yếu dẫn đến dễ nhiễm bệnh (nấm trắng, thối đuôi…) và giảm tuổi thọ của cá nói chung. Nếu nồng độ ammoniac đủ lớn cá sẽ bị chết. Amoniac rất độc cho thủy sinh, đặc biệt ở bể có pH > 7, do ở môi trường này ammoniac tồn tại ở dạng NH3 (một dạng cực độc). Ngược lại ở môi trường pH < 7, ammoniac chuyển thành dạng NH4 (một dạng tồn tại khá an toàn cho bể thủy sinh).
- Nitrite (NO2)
Như vậy khi có Ammonia thì có vẻ không ổn phải không ạ? Không sao nếu bể thủy sinh có mặt của vi sinh nhóm Nitrate hóa, chủ yếu là nhóm nitrosomonas (vô cùng quan trọng các bác nhé).
Ngay khi có Ammonia thì vi khuẩn nhóm Nitrate hóa sẽ khử NH3 -> NO2. Tiếp theo NO2 sẽ được khử thành Nitrate (NO3) nhóm các vi khuẩn nhóm Nitrobacter.
Đối với bể mới set thì nồng độ bác hợp chất Ni tơ rất cao, đây là điều khó tránh khỏi, vì thế nếu không cáp đủ và đúng chủng loại vi sinh thì bể sẽ không ổn định, chất lượng nước kém.
Đấy là lý do tại sao các bác khi mới set bể cần phải thay nước thường xuyên (giảm nồng độ các chất độc) và cần châm vi sinh nhiều hơn các bể đã ổn định.
- Nitrate (NO3)
Đây chính là thủ phạm kích thích rêu và tảo xuất hiện (bể nào tảo xanh thì xác định là nitrate cực cao các bác nhé).
Mặc dù Nitrate không độc bằng Ammoniac tuy nhiên ở nồng độ cao Nitrate cũng làm giảm sức đề kháng của cá và bùng phát tảo, rêu hại.
Cách đơn giản nhất là thay nước thường xuyên và sử dụng vi sinh có chức năng khử Nitrate thành Ni tơ (một dạng khí trơ vô hại với mọi sinh vật).
- pH:
pH là chỉ số đặc trưng cho nồng độ ion H+ trong nước. Càng nhiều ion H+ thì pH càng thấp (bể có môi trường a xít), và pH càng cao bể càng có tính kiềm. pH = 7 thể hiện môi trường trung tính.
Sự thay dổi pH của bể là nguyên nhân phổ biến gây tử vong cho cá. Nhìn chung khoảng pH lý tưởng cho hầu hết các loại cá là từ 6 – 8. Tuy nhiên, không có nghĩa là sáng pH 6 chiều pH 8 thì cá vẫn khỏe, đây là một suy nghĩ sai lầm vì cá không chịu được phạm vi pH thay đổi liên tục.
Có thể hiểu theo toán học là khi pH thay đổi từ 7 đến 6 thì nước có tính axit tăng lên 10 lần, giảm thêm xuống đến 5 thì axit đã tăng lên 100 lần rồi đấy các bác ạ. Chắc chủ bể còn tèo ấy chứ, nói gì đến cá.
Như vậy việc duy trì pH ổn định là cực kì quan trọng, hạn chế thay đổi nguồn nước cho bể.
Lần trước em cũng có giải thích độc tính của Ammoniac cao hơn khi pH tăng (nước ở môi trường kiềm) và ngoài ra một số vi sinh nhóm khử nitrate sẽ hoạt động kém ở khoảng pH < 6.
Như vậy thì pH nên duy trì từ 6 – 8 và càng ổn định càng tốt các bác nhé.
- Độ cứng GH
Chỉ số này đánh giá hàm lượng Canxi và Ma giê trong nước. Đối với anh em chơi thủy sinh, nuôi cá bình thường thì em đánh giá chỉ số này thực sự không quan trọng.
Anh em dùng chủ yếu là nước máy đã được xử lý keo tụ giảm độ cứng của nước thành -> nước MỀM.
Chỉ một số anh em ở khu vực không có nước máy mà phải dùng nước giếng khoan hay giếng đào là nên chú ý theo dõi. Đặc biệt các cụ ở vùng có núi đá vôi thì độ cứng của nước cao hơn các vùng khác.
- Phốt phát
Phốt phát là sản phẩm phụ phát sinh từ bên trong bể, chủ yếu là do quá trình khoáng hóa chất thải từ thực vật, phân cá, vi khuẩn, thức ăn thừa, chất nhờn cá ….
Cách xử lý thì đơn giản là định kỳ rửa vật liệu lọc sẽ làm giảm sự tích tụ của chất này.
- Clo / Cloramin
Đây là vấn đề rất đáng quan tâm vì hầu hết đều sử dụng nước máy. Cả clo/cloramin đều có hại cho cá nên cách tốt nhất là loại bỏ trước khi sử dụng nước máy.
Cách đơn giản là sục khí qua đêm vào chậu nước trước khi dùng cho bể cá.
Ngoài ra các sản phẩm như MULTI DETOX cũng giúp việc thay nước máy vào bể an toàn và tiện lợi với khả năng khử clo/cloramine ngay lập tức.