Chắc hầu hết anh em chơi thủy sinh đã từng 1 lần gặp hiện tượng: Vào 1 ngày đẹp trời cái bể yêu quý đang trong vắt bỗng nhiên chuyển thành đục lờ mờ như nước gạo, mặc dù đã tìm mọi cách như vệ sinh lọc, thay nước nhưng vẫn không giải quyết được. Đôi khi anh em thay nước thì có thể thấy trong ngay lập tức nhưng chỉ cần qua đêm là đâu lại vào đấy.
Post lên hội thì 90% anh em tư vấn là ch.ết vi sinh?
Sau một thời gian dài miệt mài tư vấn cho từng khách hàng khi sử dụng vi sinh MultiBio thì mình nhận thấy tương đối nhiều bác gặp hiện tượng này.
Xin phép được chia sẻ với anh em về hiện tượng này để khi lỡ chẳng may gặp cũng không hoang mang và tự tin xử lý. Bài viết được tổng hợp dựa trên kinh nghiệm thực tế và tài liệu tham khảo trên mạng.
- Hiện tượng vi khuẩn nở hoa hoặc vi sinh bùng phát (Heterotrophic Bacteria blooming) là gì?
Có 2 loại vi khuẩn hoạt động trong bể: nhóm tự dưỡng và nhóm dị dưỡng (heterotrophic bacteria). Vi khuẩn dị dưỡng có chức năng phân hủy các chất hữu cơ như phân c.á, thức ăn dư thừa, xác động/thực vât…. Vì vậy đây là nhóm vi khuẩn có lợi và có vai trò rất quan trọng trong bể.
Nhóm vi khuẩn dị dưỡng có một số đặc trưng: kích thước lớn hơn nhóm tự dưỡng, trong điều kiện thích hơp tốc độ sinh sản rất nhanh, chúng nhân đôi số lượng sau mỗi 15-20 phút.
Bình thường không thể nhìn thấy vi khuẩn bằng mắt thường tuy nhiên khi xảy ra hiện tượng vi khuẩn nở hoa, số lượng vi khuẩn dị dưỡng nhân lên rất lớn tạo thành các quần thể vi khuẩn. Khi ấy các quần thể vi khuẩn này sẽ gây nên nước bể có màu đục lờ mờ như nước gạo.
- Nguyên nhân:
Có một số nguyên nhân phổ biến như sau:
- Với bể mới setup đang cycle: thì chủ yếu do vi khuẩn dị dưỡng tương đối khó bám vào bề mặt đáy bể hoặc lũa/đá nên phần lớn sẽ lơ lửng trong nước, với bể mới hàm lượng hữu cơ tương đối lớn đây là điều kiện rất thích hợp để vi khuẩn này phát triển nở rộ.
- Với bể đã ổn định: Nguyên nhân chủ yếu đến từ hàm lượng hữu cơ trong bể tăng đột ngột như: cá/cây c.hết mà không phát hiện ra và bắt đầu phân hủy, cho ăn quá nhiều, đột ngột thả một số lượng lớn cá vào bể, nguồn nước vòi dung thay vào bể bị nhiễm hữu cơ.
Hoặc một số nguyên nhân khác cũng khá phổ biến như: sau khi vệ sinh lọc gây xáo trộn hệ vi sinh, sau khi thay nước, hoặc đơn giản là …….thay đổi thời tiết đột ngột các bác ạ, nhất là vào giai đoạn giao mùa thời tiết nhiệt độ giữa ngày và đêm quá chênh lệch. Đêm trước thấy bể vẫn trong, sáng ngủ dậy bể đục như có ai đổ 1 thau nước gạo vào bể.
- Ảnh hưởng của hiện tượng vi khuẩn nở hoa
Bản chất vi khuẩn dị dưỡng là vi khuẩn có lợi, hoàn toàn vô hại với c.á. Tuy nhiên khi hiện tượng vi khuẩn nở hoa xảy ra thì sẽ làm giảm lượng oxy hòa tan trong bể. Nếu nặng có thể gây c.hết c.á do ngạt, vì vậy nên tăng cường sục oxy.
Ngoài ra hiện tượng này cũng làm hàm lượng Ammoniac tăng đột biến, do ammoniac là 1 sản phẩm của quá trình vi khuẩn dị dưỡng phân hủy chất hữu cơ. Đây là vấn đề cần lưu tâm vì ammoniac là chất độc thủy sinh, nguyên nhân phổ biến hàng đầu gây c.hết c.á.
- Cách xử lý
Cách hiệu quả nhất chính là: không cần làm gì cả. Vì em thấy hầu như chỉ cần để kệ bể 3-4 ngày sẽ tự trong vắt trở lại. Cá biệt có trường hợp lâu hơn kéo dài đến 7 ngày. Sử dụng Multi Clear Water cũng có thể giải quyết hiện tượng này sau 30 phút.
Có thể dễ hiểu là khi nào vi khuẩn dị dưỡng ăn hết hữu cơ dư thừa trong bể thì hiện tượng này sẽ biến mất và nước bể sẽ trong trở lại.
- Dùng ống xi phông hút vệ sinh đáy bể để giảm lượng hữu cơ lắng cặn.
- Bật sủi oxy để tránh c.á bị ngạt nếu bể nuôi nhiều c.á
Có một câu hỏi khá phổ biến là: Có nên Thay nước hay không?
Thay nước chỉ làm giảm đục tạm thời nhưng vì vi khuẩn dị dưỡng nhân đôi số lượng sau mỗi 15p nên hiện tượng đục sẽ nhanh chóng quay lại. Đặc biệt nếu nước vòi bị nhiễm hữu cơ thì càng thay nước càng đục hơn. Tuy nhiên nếu sử dụng nước RO thì sẽ rất đảm bảo. Vì nước RO đảm bảo 100% là sạch.
- Nếu bể quá đục thì nên thay nước để tránh bị c.hết c.á do thiếu oxy các bác nhé.